Cách đặt tên thương hiệu khiến khách hàng không thể phớt lờ bạn - Vietnammind™
Cách đặt tên thương hiệu

Cách đặt tên thương hiệu khiến khách hàng không thể phớt lờ bạn

Đặt tên thương hiệu khi khởi nghiệp kinh doanh là một việc cơ bản nhưng có thể tốn rất nhiều thời gian. Ấn tượng đầu tiên của người dùng về công ty là cái tên. Và đó là chỗ mà rất nhiều người khởi nghiệp bị mắc kẹt.

Đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng

Tôi đã có ít nhất 4 lần đặt tên cho thương hiệu của mình và thực sự có những bài học đắt giá trong chủ đề này.

Tôi cần bạn biết rằng việc đặt tên cho thương hiệu và việc tìm tên miền cho website là 2 việc bạn phải làm cùng lúc, đừng làm từng cái một.

Tên thương hiệu Vietnammind đã được sáng tạo theo cách này, và mọi việc được hoàn thành trong khoảng 1 giờ đồng hồ 🥰

Trong thế giới số như ngày nay, tên miền chẳng khác nào thương hiệu cả.

Nếu bạn tìm được một cái tên hoàn hảo nhưng lại không còn tên miền đẹp cho nó, hoặc còn tên miền đẹp nhưng lại không thể hiện được các yếu tố quan trọng của thương hiệu thì đều công cốc.

Bạn hãy chuẩn bị 1 tờ giấy để viết tên thương hiệu và 1 website kiểm tra tên miền đã mở sẵn như dịch vụ tên miền của P.A Vietnam mà tôi sử dụng nhiều năm nay.

Và bây giờ cùng bắt đầu đặt tên thương hiệu cho ý tưởng kinh doanh của bạn thôi.

Những cách đặt tên thương hiệu ai cũng có thể làm được

1. Cấu trúc đặt tên website: [Mô tả] + [Ngành kinh doanh]

Hiện nay, đây là một trong những cách chuẩn nhất để đặt tên công ty, và nó rất an toàn. Nếu có người chưa từng nghe về tên công ty của bạn, họ có thể nhìn vào cái tên và đoán được bạn đang làm gì.

Đây là một vài ví dụ về các tên công ty được đặt theo cách này.

  • Vitamin Water: Thương hiệu nước uống chứa Vitamin.
  • Lean Gains: Thương hiệu về thể hình, giống như là phương pháp để có được “lean muscle”.
  • Soul Cycle: Liên quan đến xe đạp.
  • Muscle Tech: Họ làm thực phẩm chức năng để giúp tăng cơ bắp. Có thể họ sẽ áp dụng công nghệ – technology – để làm sản phẩm thêm tiên tiến.
  • Lead Gen Engine: Đó là tên khóa học. Vừa nghe là đã có thể hiểu ngay là nó liên quan đến lead gen – kiến tiền bằng cách tạo lead. Cái tên này đi thẳng vào vấn đề, nhưng lại không nhàm chán.

2. Dùng một từ ở ngôn ngữ khác

Có vẻ như tất cả những tên miền .com bằng tiếng Anh đều bị lấy hết rồi. Vậy có thể ta nên sử dụng một ngôn ngữ khác.

Đây là tên của một trong những công ty lớn:

  • Uber – Tiếng Đức thì nó có nghĩa là “tốt nhất”.
  • Volkswagen – Theo tiếng Đức thì nó có nghĩa “xe của mọi người”.
  • Nike – Bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp. Tên của nữ thần chiến thắng Hy Lạp.

Hãy nghĩ ra một tên công ty hoàn hảo, và sau đó dịch ra ngôn ngữ khác.

3. Pha trộn hai từ làm một

Các tên miền .com mà ngắn gọn, dễ nhớ, thì đều bị lấy hết rồi, và những tên miền dài thì không đủ để có thể truyền cảm hứng cho người dùng.

Một cách để hack, đó là kết hợp hai từ vào làm một. Và bạn đã tạo ra một từ mới, vậy thì có thể dễ dàng mua tên miền .com vì chưa có ai nghĩ tới.

  • Comcast – Communications + Broadcast
  • Pinterest – Pin + Interest
  • Instagram – Instant Camera + Telegram 
  • Barcade – Bar + Arcade. 
  • Freakonomics – Freaks + Economics
  • AFFcelerator – Affiliate + Accelerate. 

4. Sử dụng một cái tên đã có sẵn

Đây là một cách thông minh để đặt tên công ty.

Có một số cái tên, một số cụm từ, mà tự nó đã có nghĩa sẵn rồi. Đã có thương hiệu sẵn rồi. Nên có thể dùng nó cho tên công ty.

  • Tesla: Đây là tên của công ty xe hơi bằng điện của Elon Mush. Được đặt theo tên của Nikola Tesla, một nhà phát minh người Serbian.
  • SmartyPants: Đây là tên thương hiệu của một công ty thực phẩm chức năng dành cho trẻ em. Và từ smartypants cũng là danh từ dùng để chỉ những đứa trẻ cực kỳ thông minh.
  • Baby Einstein: Cái tên này quả là hay. Mọi bậc phụ huynh đều muốn con của mình phải thông minh. Và cơ bản thì, Einstein là một nhà khoa học rất giỏi.
  • PlentyofFish: Đây là một trong những trang website hẹn hò lớn nhất thế giới, và nó cũng là một nguồn traffic tuyệt vời cho các affiliate vào những năm 2011. Plenty of Fish là một từ nổi tiếng, có nghĩa là có nhiều cá ở biển.

Nhưng mà bạn nhớ đừng vi phạm bản quyền thương hiệu của công ty khác nhé. Người ta đặt Baby Einstein thì hay, còn mình mà đặt Baby Zuckerberg thì có khi lại dính vào kiện tụng.

5. Dùng một cách viết thay thế của các từ

Nếu cái tên .com mà bạn muốn đã bị người khác đặt trước, thi hãy thử phát âm khác đi một tý.

  • Lyft – Lift
  • Tumblr – Tumbler
  • Krispy Kreme – Crispy Cream.
  • Reddit – Read it. 

Đó đều là những tên của các công ty tỷ đô.

Những lưu ý khi đặt tên thương hiệu

Tôi vừa cho bạn một vài ý tưởng để đặt tên công ty. Nhưng có những cạm bẫy, những ổ gà cần tránh và những lưu ý quan trọng.

1. Đừng lấy cái tên mà không truyền tải thông điệp gì cả.

Tôi để ý thấy đợt trước có một xu hướng đặt tên là [First Name] + [First Name].

Tôi thấy có hai thương hiệu là Franklin & FreemanJames & Erin.

Họ định bán cho tôi cái gì đây?

2. Cố gắng lấy tên miền .com

Về tầm quan trọng của tên miền .com thì bạn cũng biết rồi. Người dùng thường hay tìm kiếm theo tên miền .com

Mà .com cũng có nghĩa là bạn có thẩm quyền.

Trang SumoMe tạo phần mềm cho website. Và chủ website để ý thấy là một số công ty khác đang canh me thương hiệu của Sumo.

Thế là họ phải bỏ ra $1.5 triệu đô để mua tên miền Sumo.com, để không có ông nào nhăm nhe.

Vì không mua tên miền .com ngay từ đầu, mà sau đó tốn mất $1.5 triệu đô, quả là … không dễ dàng gì.

3. Tập trung đứng đầu

Có nghĩa là khi người ta nói đến một cái tên, thì họ sẽ nghĩ đến công ty của bạn đầu tiên.

Ví dụ như khi người ta nói đến chữ Uber, thì họ ngay lập tức nghĩ đến công ty xe.

4. Cẩn thận vi phạm bản quyền và nhãn hiệu

Wolfgang Zwiener là người phục vụ chính của nhà hàng bít tết Peter Lugers. Sau bốn thập kỷ làm việc, ông ấy bắt đầu mở nhà hàng của riêng mình, và đặt tên là “Wolfgang’s Steakhouse

Và Wolfgang Puck – Một đầu bếp nổi tiếng – không hề thích điều đó. Từ đấy, đã có khá nhiều vụ kiện tụng diễn ra giữa đôi bên.

5. Đảm bảo cái tên của bạn phải scale được

Chúng ta không thể tiên đoán tương lai, nhưng hãy cố gắng nghĩ lớn.

Không nên đặt cái tên mà có thể làm chậm sự phát triển, không thể mở rộng quy mô được. Và điều quan trọng nữa là không được giới hạn phạm vi sản phẩm của công ty.

Trong lần đặt tên cho thương hiệu EximShark.Com tôi đã không lường trước vấn đề này. Với chữ Exim (viết tắt của Export-Import) tôi hoàn toàn bị mắc kẹt và không thể sử dụng thương hiệu này cho bất cứ sản phẩm nào ngoài ngành Xuất nhập khẩu cả 😢

Bài học đắt giá là tôi phải xây dựng thương hiệu vietnammind.com từ đầu khi muốn mở rộng sản phẩm của mình sang lĩnh vực khởi nghiệp kinh doanh.

Nếu bạn quan tâm hơn tới vấn đề đặt tên thương hiệu thì hãy tham khảo đề xuất Kinh Doanh Là Tiền Của Người Khác. Trong đó tôi bàn kỹ về việc đặt tên thương hiệu theo tên cá nhân và theo cụm từ khoá tìm kiếm.

Hãy bắt đầu với một cái tên mà bạn có thể tăng quy mô để tương lai không phải tốn thời gian đau đầu như tôi nhé.

6. Đảm bảo cái tên bạn đặt không đụng chạm tới bất kỳ ai

ConvertKit là một trong những công ty khá lớn về dịch vụ gửi email. Và tôi thấy họ có thông báo rằng họ sẽ đổi tên thương hiệu thành Seva.

Đó là tiếng Phạn từ Ấn Độ, có nghĩa là “dịch vụ vô ngã”. Và họ đã gặp phải rất nhiều phản ứng dữ dội, thế là họ phải tiếp tục với tên ConvertKit.

Không thể phủ nhận tên thương hiệu là vô cùng quan trọng trong khởi nghiệp kinh doanh. Hãy cân nhắc kỹ càng và lựa chọn một cái tên thật hiệu quả bạn nhé.

Chia sẻ ngay