Độ co giãn của cầu theo giá và cái lợi khi giảm giá (hoặc tăng giá) - Vietnammind™
Độ co giãn của cầu theo giá và cái lợi khi giảm giá (hoặc tăng giá)

Độ co giãn của cầu theo giá và cái lợi khi giảm giá (hoặc tăng giá)

Độ co giãn của cầu theo giá (Price Elasticity of Demand – PED; ký hiệu EP) là mức độ thay đổi về lượng cầu sau khi giá cả của sản phẩm thay đổi. Nó cho biết khi giá thay đổi 1%, thì lượng cầu sẽ giữ nguyên hay thay đổi bao nhiêu?

Công thức tính độ co giãn của cầu theo giá

Hệ số co giãn của cầu theo giá = % thay đổi của lượng cầu / % thay đổi của giá.

EP= ΔQ/ΔP

Trong đó:                           

EP           : hệ số co giãn của cầu theo giá

ΔQ          : thay đổi lượng cầu

ΔP          : thay đổi của giá

Chẳng hạn, bạn mong đợi tăng giá 5% mà lượng cầu không hề giảm hoặc giảm giá 5% mà lượng cầu tăng 15%. Vậy thật ra bạn có thể tăng giá bao nhiêu hoặc nên giảm giá bao nhiêu để tối đa hoá lợi nhuận?

Nhìn chung độ co giãn của cầu theo giá có những biểu hiện sau:

Sản phẩm càng có nhiều hàng hoá thay thế thì cầu về sản phẩm đó càng co giãn theo giá và ngược lại.

Sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi độ co giãn của cầu theo giá vì trong dài hạn cầu co giãn nhiều hơn trong ngắn hạn.

Sản phẩm xa xỉ có độ co giãn cao, sản phẩm thiết yếu hoặc sản phẩm mà khách hàng không mua thường xuyên thì ít co giãn hơn.

Nếu khách hàng càng ít thay đổi thói quen mua sắm thì cầu càng ít co giãn.

Nếu khách hàng tin rằng có lý do cho mức giá cao (Ví dụ: chất lượng, thương hiệu, tính sẵn có) thì cầu ít co giãn hơn.

Tỷ lệ ngân sách của khách hàng dành cho sản phẩm càng lớn thì cầu càng co giãn và ngược lại.

Các trường hợp độ co giãn của cầu theo giá

1. Cầu hoàn toàn không co giãn theo giá (EP = 0)

Khách hàng vẫn mua một lượng cố định ở mọi mức giá. Họ phải chấp nhận sự thay đổi giá (Ví dụ: thuốc đặc trị, dịch vụ làm hộ chiếu…). Đây là những hàng hoá không có khả năng bị thay thế.

2. Cầu co giãn hoàn toàn theo giá (EP = ∞)

Khách hàng chỉ mua ở một mức giá duy nhất. Họ không chấp nhận sự thay đổi giá (Ví dụ: sản phẩm nông sản, vở học sinh…). Đây là những hàng hoá có vô số khả năng bị thay thế.

3. Cầu ít co giãn theo giá (EP < 1)

Khi thay đổi giá, lượng tiêu dùng thay đổi không nhiều (Ví dụ: xăng, điện, nước…). Đây là những hàng hoá thiết yếu, ít có khả năng bị thay thế.

4. Cầu co giãn tương đối theo giá (EP > 1)

Khi thay đổi giá, lượng tiêu dùng thay đổi đáng kể (Ví dụ: thịt lợn, bún phở, mạng điện thoại di động…). Đây là những hàng hoá có nhiều khả năng bị thay thế.

5. Cầu co giãn đơn vị (EP = 1)

Khi giá thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi 1%. Trường hợp này rất hiếm gặp trên thực tế, thường chỉ có trong lý thuyết.

Bảng hệ số co giãn của cầu theo giá đối với một số sản phẩm

•              Thuốc lá điếu −0,3 đến −0,6 (chung) −0,6 đến −0,7 (tuổi trẻ)
•              Đồ uống có cồn −0,3 hoặc −0,7 đến −0,9 tính đến năm 1972 (bia) −1,0 (rượu vang) −1,5 (tinh linh)
•              Du lịch hàng không −0,3 (hạng nhất) −0,9 (chiết khấu) −1,5 (dành cho khách du lịch vui vẻ)
•              Y học −0,31 (bảo hiểm y tế) −0,03 đến −0,06 (thăm khám nhi khoa)
•              Gạo −0,47 (Áo) −0,8 (Bangladesh) −0,8 (Trung Quốc) −0,25 (Nhật Bản) −0,55 (Mỹ)
•              Biểu diễn nghệ thuật trực tiếp (nhà hát, v.v.) −0,4 đến −0,9
•              −0,20 (xe buýt du lịch Mỹ) −2,8 (ô tô cỡ nhỏ của Ford) −0,52 (chỗ đậu xe dành cho người đi làm)
•              Nước ngọt −0,8 đến −1,0
•              Trứng −0,1 (Mỹ: chỉ dành cho hộ gia đình) −0,35 (Canada) −0,55 (Nam Phi)
•              Golf −0,3 đến −0,7
•              Giáo dục đại học gần = 0

Kinh nghiệm áp dụng độ co giãn của cầu theo giá

Độ co giãn của cầu càng thấp thì càng có khả năng tối đa hoá doanh thu khi tăng giá, bạn sẽ cân nhắc lợi ích của việc tăng giá vì khách hàng vẫn chi tiêu ngay cả khi giá cao hơn.

Độ co giãn của cầu càng cao thì sự tăng trưởng của doanh số càng lớn khi giảm giá, bạn sẽ cân nhắc lợi ích của việc giảm giá vì giá thấp hơn có thể tạo ra doanh thu lớn hơn.

Giảm giá sẽ càng hiệu quả trong tình thế chi phí cho mỗi đơn vị bán ra không thay đổi một cách bất tương xứng.

Quan trọng là, bạn phải tính toán sẽ giảm giá hay tăng giá bao nhiêu % vì có thể tồn tại một khoảng trơ với giá, mọi thay đổi trong khoảng giá này tạo ra rất ít hoặc không tạo ra hiệu quả nào.

Độ co giãn của cầu theo giá là một hệ số khó tính toán, nhưng vẫn có thể dự đoán được thông qua sự am hiểu của bạn đối với sản phẩm và thị trường.

Chia sẻ ngay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *