Ứng dụng hội chứng FOMO để bứt phá doanh số
Hội chứng FOMO (Fear Of Missing Out) nghĩa là sợ bị lãng quên, sợ bị bỏ lỡ hay sợ mất cơ hội. Nói đơn giản thì FOMO là cảm giác lo lắng bản thân sẽ không có được những trải nghiệm vui vẻ, thú vị, hạnh phúc bằng những người khác.
Mục lục
- 1 Tính hiệu quả của ứng dụng FOMO trong kinh doanh
- 2 Thủ thuật ứng dụng hội chứng FOMO trong bán hàng
- 2.1 1. Buying Notifications – Hiệu ứng bán hàng lan truyền
- 2.2 2. It’s so Rare – Tăng doanh số bán hàng bằng sự khan hiếm
- 2.3 3. Countdown Timer – Thúc đẩy quyết định mua hàng
- 2.4 4. Competition – Tạo ra tính cạnh tranh nhằm tăng doanh số
- 2.5 5. Special gifts – Tặng quà là giải pháp thúc đẩy doanh số bán hàng
Tính hiệu quả của ứng dụng FOMO trong kinh doanh
8/10 người trẻ tuổi ở thời đại bùng nổ kỹ thuật số này đang sống với hội chứng FOMO.
Nó tác động đến hành vi hằng ngày và hầu như chi phối thói quen tiêu dùng của bạn. Các nhà kinh doanh đã nhanh chóng nắm bắt và sử dụng FOMO như một đòn bẩy tâm lý trong công cuộc bán hàng.
- Có đến 80% khách hàng sẽ quyết định “xuống tiền” chỉ vì “thích” và “muốn” mà đôi khi nhu cầu chưa thật sự đạt ngưỡng.
Doanh nghiệp có thể thúc đẩy cảm xúc người mua bằng việc tạo ra sự khan hiếm, cạnh tranh, đặc quyền, nhằm hướng khách hàng đến ý nghĩ sợ bị vụt mất cơ hội! Từ đó, hiệu ứng này sẽ giúp đối tượng mục tiêu quyết đoán hơn. Đây là đòn bẩy mạnh mẽ để phát triển doanh thu.
Tuy nhiên, có một điều mà mọi nhà lãnh đạo và đội ngũ tiếp thị cần ghi nhớ: Cái gì quá cũng sẽ gây ra tiêu cực. FOMO vô hại về sức khỏe nhưng dễ khiến khách hàng căng thẳng dài hạn, và vì một thị trường lành mạnh, chúng ta cần giữ sự chừng mực nhất định.
Thủ thuật ứng dụng hội chứng FOMO trong bán hàng
Dưới đây là một số gợi ý làm thế nào để tăng doanh số với FOMO Marketing. Các gợi ý không chỉ áp dụng với các công cụ inbound marketing mà còn có thể tùy biến theo sức sáng tạo của bạn.
1. Buying Notifications – Hiệu ứng bán hàng lan truyền
“Rất nhiều người đang mua, còn bạn?”
Đối với kinh doanh online, đội ngũ tiếp thị có thể tạo ra những thông báo đẩy về các đơn hàng đã được đặt. Đây là sự kết hợp giữa FOMO và hiệu ứng đám đông một cách tinh tế!
- Đối tượng mục tiêu sẽ nhanh chóng cảm nhận được mức độ uy tín của doanh nghiệp khi có nhiều người chọn mua sản phẩm. Họ sẽ giảm cảm giác phân vân và nhu cầu sở hữu tăng cao đáng kể.
2. It’s so Rare – Tăng doanh số bán hàng bằng sự khan hiếm
“Mặt hàng này sắp hết, đừng chần chừ nữa!”
Với những trang web đặt hàng trực tuyến, không khó để hiển thị được số lượng tồn kho của sản phẩm. Và người ta thường có xu hướng chú ý đến những sản phẩm “sắp cháy hàng” nhiều hơn. Lúc đó, đối tượng mục tiêu sẽ có những thắc mắc rất đáng giá như: Vì sao món hàng này lại thu hút đến vậy? Vì sao mọi người mua nhiều như thế? Sản phẩm này có gì khác biệt?
3. Countdown Timer – Thúc đẩy quyết định mua hàng
“Thời gian ưu đãi không còn nhiều, bạn nên quyết định nhanh hơn!”
Không còn xa lạ khi đây là ứng dụng FOMO có thể xem là phổ biến nhất trong kinh doanh. Khuyến mãi có thể diễn ra vào một ngày cố định mỗi tháng hoặc thời gian bất kỳ và kèm theo đó là chiếc đồng hồ đến ngược.
- Hiệu ứng này giúp đẩy nhanh quyết định mua hàng hơn hẳn. Bên cạnh đó, việc có thể mua một sản phẩm ưng ý với giá hời trong thời gian ngắn còn giúp khách hàng nhận thấy mình là người mua hàng thông minh. Điều này thúc đẩy họ theo dõi thương hiệu thường xuyên hơn nhằm “đón đầu” đợt giảm giá tiếp theo.
4. Competition – Tạo ra tính cạnh tranh nhằm tăng doanh số
Tuy còn mới mẻ nhưng đây là ứng dụng FOMO khá hiệu quả.
Một ví dụ điển hình là: Khi bạn đang phân vân có nên mua sản phẩm này hay không, bạn liền nhìn thấy thông báo có hơn 20 người khác cũng đang xem nó mà số lượng sản phẩm không còn nhiều. Kế tiếp lại có thêm một thông báo khác, rằng “số người bỏ sản phẩm này vào giỏ hàng đang tăng lên”. Ắt hẳn lúc này bạn đang cảm thấy cần gấp rút quyết định trước khi họ bán hết.
Rất nhiều trang web thương mại ứng dụng thành công phương án này và thu về doanh thu đáng kể. Đây là sự hết hợp tinh tế giữa tâm lý cạnh tranh trong FOMO và hiệu ứng lan truyền.
5. Special gifts – Tặng quà là giải pháp thúc đẩy doanh số bán hàng
Lúc này ưu đãi không nằm ở sản phẩm nữa mà là những món quà giá trị đi kèm. Khách hàng mua bất kỳ sản phẩm nào cũng được tặng quà, nhưng sẽ chỉ có giới hạn một số lượng quà nhất định. Bạn đặt hàng sớm thì sẽ có quà và ngược lại.
Thường những phần quà này phải thật ấn tượng và thực dụng để đủ khả năng thúc đẩy đối tượng mục tiêu.
Tâm lý FOMO trong kinh doanh đã không còn xa lạ, hy vọng bạn có thể ứng dụng đúng cách và hợp lý trong công việc kinh doanh của mình.