15 mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay
Mô hình kinh doanh phổ biến sẽ mang đến cho bạn ý tưởng về chiến lược tạo ra lợi nhuận và phương tìm kiếm các giá trị khác nhau. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lên ý tưởng xây dựng mô hình kinh doanh thì hãy tham khảo 15 mô hình dưới đây.
Mục lục
- 1 Mô hình kinh doanh 1 đổi 1
- 2 Mô hình thu lợi nhuận từ những sản phẩm kèm theo
- 3 Mô hình kinh doanh phổ biến: Kinh doanh online
- 4 Mô hình bán trả phí Freemium
- 5 Mô hình kinh doanh phổ biến: Tiếp thị liên kết (Affiliate)
- 6 Mô hình kinh doanh Agency
- 7 Mô hình kinh doanh thương mại điện tử
- 8 Mô hình kinh doanh theo chuỗi cung ứng chiều dọc
- 9 Mô hình xóa bỏ kênh môi giới trung gian
- 10 Mô hình kinh doanh ẩn doanh thu
- 11 Mô hình kinh doanh phổ biến: Hệ sinh thái
- 12 Mô hình kinh doanh Privacy
- 13 Mô hình kinh doanh trong ngành giáo dục
- 14 Mô hình kinh doanh Blockchain
- 15 Mô hình kinh doanh nhượng quyền
Mô hình kinh doanh 1 đổi 1
Mô hình 1 đổi 1 được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa mô hình phi lợi nhuận và mô hình lợi nhuận. Khía cạnh phi lợi nhuận là yếu tố thu hút khách hàng, là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nhờ yếu tố phi lợi nhuận mà công ty có được lợi nhuận và phát triển một cách bền vững theo thời gian.
Mô hình 1 đổi 1 đã được thương hiệu giày TOMS chứng minh rất thành công. Người sáng lập ra thương hiệu này đã nghĩ ra ý tưởng: Khách mua một đôi giày sẽ có đôi khác được tặng cho trẻ em nghèo trên toàn thế giới. Khách hàng sẵn sàng tham gia cùng với công ty vì vừa mua được giày đẹp lại vừa được tham gia một hoạt động có ý nghĩa.
Mô hình thu lợi nhuận từ những sản phẩm kèm theo
Ý tưởng của mô hình này là doanh nghiệp làm cho khách hàng thích thú, say mê một sản phẩm nào đó của họ. Khi đó doanh nghiệp sẽ tận dụng lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm đó để bán kèm sản phẩm khác với chi phí cao.
Mô hình kinh doanh phổ biến: Kinh doanh online
Mô hình kinh doanh online giờ đây đã cực kỳ phổ biến. Đây là hình thức kinh doanh trên môi trường mạng thông qua các kênh như Facebook, Zalo, Youtube… Bạn có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình trên các kênh online này.
Mô hình kinh doanh online có ưu điểm tiết kiệm được rất nhiều chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân viên, tiếp cận được với nguồn khách hàng lớn và đa dạng, không bị giới hạn bởi không gian, thời gian.
Khách hàng có thể đặt hàng và nhận sản phẩm tại nhà mà không cần phải đi lại. Với sự bùng nổ của công nghệ 4.0 thì đây chính là mô hình kinh doanh mới tuyệt vời trong hiện tại.
Tuy nhiên hạn chế của mô hình này là nhiều khi khách hàng không hoàn toàn tin tưởng vào sản phẩm bởi lẽ họ không trực tiếp được nhìn thấy sản phẩm. Do đó họ e dè về chất lượng và mẫu mã sản phẩm.
Ngoài sự chậm trễ, hỏng hóc hoặc thất lạc sản phẩm trong quá trình giao hàng cũng là hạn chế trong mô hình kinh doanh này. Nếu thật sự coi trọng uy tín và chất lượng thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ thành công bởi mô hình này.
Mô hình bán trả phí Freemium
Mô hình kinh doanh Freemium có sự kết hợp của dịch vụ miễn phí và trả phí. Miễn phí luôn là yếu tố kích thích khách hàng. Nếu doanh nghiệp biết tận dụng yếu tố này một cách phù hợp trong kinh doanh sẽ là động lực để phát triển.
Ví dụ cụ thể về mô hình Freemium là công ty mang đến cho khách hàng một sản phẩm miễn phí. Sản phẩm này được thiết kế tương tự như sản phẩm gốc nhưng một số chức năng bị hạn chế.
Mục đích của phiên bản miễn phí là tạo khách hàng tiềm năng, kích thích họ sử dụng phiên bản trả phí. Đây cũng là cách để người dùng miễn phí quảng bá cho sản phẩm của công ty.
Mô hình kinh doanh phổ biến: Tiếp thị liên kết (Affiliate)
Mô hình kinh doanh này có liên quan đến mô hình kinh doanh quảng cáo. Chúng ta có thể dễ thấy mô hình liên kết trên mạng. Mô hình này không quảng cáo trực quan mà dùng các liên kết được nhúng trong nội dung.
Giả bạn đang sở hữu một website với lượng truy cập lớn nhưng bạn không kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ nào. Tuy nhiên vẫn có cách để bạn kiếm tiền. Đó là áp dụng mô hình tiếp thị liên kết.
Bạn hãy giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của một công ty khác trong bài viết của mình. Khi khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ đo, bạn sẽ được nhận hoa hồng từ công ty.
Ví dụ bạn có một trang web đánh giá sách uy tín với nhiều lượt truy cập mỗi ngày. Trong bài đánh giá của mình, bạn có thể nhúng các liên kết đến Amazon có bán đầu sách bạn đang review.
Khi khách hàng bấm vào link và mua sách đó trên Amazon, bạn sẽ nhận được khoản hoa hồng từ Amazon cho mỗi lần giới thiệu khách cho họ. Như vậy mô hình liên kết có thể giúp bạn kiếm tiền mà chi phí bỏ ra lại rất ít.
Mô hình kinh doanh Agency
Agency là những công ty chuyên tư vấn và cung cấp các giải pháp marketing cho đơn vị khác. Agency cũng có nghĩa là tập hợp các chuyên gia Marketing có chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm. Họ được đào tạo bài bản và có thể tạo ra những sản phẩm truyền thông với chất lượng tốt nhất.
Các Agency có thể tận dụng thương hiệu của mình để tạo ra khách hàng tiềm năng và kiếm tiền từ nguồn traffic.
Ý tưởng cho mô hình kinh doanh này là: Tạo ra lượng lớn khách hàng tiềm năng, xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp để quản lý các dự án, tiếp tục phát triển agency để thực hiện các dự án khách.
Mô hình Agency rất thích hợp để áp dụng trong lĩnh vực Digital Marketing.
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử
Mô hình này đã khai thác những lợi thế của mạng internet. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể bán hàng và thu lợi nhuận từ việc kinh doanh trên mạng.
Để xây dựng được mô hình kinh doanh TMĐT, bạn phải xây dựng trang web với danh mục sản phẩm trực tuyến. Từ đó người mua dễ dàng đặt hàng và lựa chọn được những sản phẩm thích hợp. Là người bán, bạn sẽ gửi hàng đến cho khách và có thể quản lý được data của khách hàng.
Tại Việt Nam hiện nay cũng có một số trang thương mại điện tử thành công với mô hình này như Tiki, Sendo, Shopee, Lazada, …
Những công ty thành công trong kinh doanh thương mại điện tử có thể kể đến B2C. Amazon, Alibaba cũng là những biểu tượng của mô hình này.
Ưu điểm của kinh doanh thương mại điện tử là chi phí xây dựng website không quá tốn kém. Tuy nhiên lại có thể tiếp cận với nguồn khách hàng lớn và đa dạng. Vì thế ngày càng nhiều công ty tham gia vào thị trường này.
Mô hình kinh doanh theo chuỗi cung ứng chiều dọc
Mô hình này được Leonardo Del Vecchio- người sáng lập ra thương hiệu kính mắt hàng đầu thế giới Luxottica áp dụng thành công.
Leonardo Del Vecchio bắt đầu khởi nghiệp từ năm 1961 với một cửa hàng nhỏ sản xuất linh kiện cho ngành quang học. Lúc này doanh thu cửa hàng khá khiêm tốn. Tuy nhiên đến nay, cửa hàng đã có doanh thu lên đến 9 tỷ đô la.
Leonardo Del Vecchio đã xây dựng thương hiệu Luxottica từ một cửa hàng nhỏ. Giờ đây thương hiệu này đã chiếm lĩnh trên thị trường thế giới. Họ đã mua lại tất cả các chuỗi cung ứng, sở hữu các cửa hàng bán lẻ trên toàn cầu. Luxottica được xây dựng từng chút một trong vài thập kỷ liền.
Giờ đây Leonardo Del Vecchio đã trở thành doanh nhân giàu nhất thế giới. Ông đã thành công với mô hình kinh doanh theo chuỗi cung ứng chiều dọc. Mô hình kinh doanh theo chuỗi cung ứng chiều dọc được McDonald
Mô hình xóa bỏ kênh môi giới trung gian
Thông thường việc đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến cửa hàng phải trải qua nhiều khâu trung gian. Vì thế chi phí nhiều và lợi nhuận thu được sẽ giảm sút.
Vì thế xóa bỏ kênh môi giới trung gian là việc cần thiết. Bạn có thể bỏ qua các khâu trung gian trong chuỗi cung ứng và bán trực tiếp sản phẩm cho khách hàng.
Doanh nghiệp và khách hàng sẽ tiết kiệm được chi phí. Đồng thời bạn thiết lập được mối quan hệ trực tiếp với khách hàng.
Mô hình kinh doanh ẩn doanh thu
Điển hình của mô hình ẩn doanh thu có thể kể đến hai trang web phổ biến nhất thế giới là Google và Facebook.
Cả hai có chiến lược kinh doanh khá giống nhau. Họ cung cấp cho người dùng các ứng dụng miễn phí. Ngược lại họ có thể kiếm được số tiền khổng lồ từ dữ liệu của người dùng.
FB và Google sẽ tổng hợp thông tin khách hàng dựa trên số lượt tìm kiếm và số lượt yêu thích. Sau đó thông tin sẽ được bán cho các doanh nghiệp dưới hình thức quảng cáo.
Google và Facebook sẽ cho các doanh nghiệp đặt link quảng cáo trên trang web của họ.Khi người dùng nhấp vào các liên kết này thì Google, FB sẽ kiếm được tiền.
Đây chính là mô hình ẩn doanh thu. Bởi lẽ người dùng không nhận ra dữ liệu của mình lại được Google và FB bán cho mục đích quảng cáo.
Mô hình kinh doanh phổ biến: Hệ sinh thái
Trước tiên chúng ta cần hiểu hệ sinh thái kinh doanh. Đây là mạng lưới bao gồm nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, khách hàng,…Các tổ chức này liên quan đến cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
Mô hình kinh doanh hệ sinh thái đã xuất hiện từ lâu. Những ví dụ điển hình về mô hình này như Alibaba, Apple.
Bằng việc vận dụng tốt nền tảng hệ sinh thái, Apple đã thống lĩnh thị trường smartphone với lợi nhuận lên đến 92% lợi nhuận toàn cầu. Apple đã đẩy lùi được các ông lớn khác như Samsung, Nokia, LG, …
Như vậy, nếu các doanh nghiệp nắm bắt được quy tắc chiến lược của mô hình kinh doanh hệ sinh thái thì chắc chắn sẽ thành công.
Mô hình kinh doanh Privacy
Ngày nay có rất nhiều công ty kiếm lợi nhuận dựa trên thu thập dữ liệu riêng tư của người dùng trên máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác. Điều đó đã xâm phạm quyền riêng tư của người dùng. Điển hình phải kể đến Google.
Google đang tham gia vào ngành công nghiệp chia sẻ quyền riêng tư trực tuyến. Trong bối cảnh đó mô hình Privacy sẽ có lợi thế và được người dùng tin tưởng. Yếu tố bảo mật riêng tư chính là động lực cho sự phát triển và thành công của doanh nghiệp.
Ví dụ cho mô hình kinh doanh này chính là công cụ tìm kiếm DuckDuckGo. Công cụ này đã khá thành công khi bảo mật dữ liệu người dùng. Công cụ này kiếm tiền bằng cách bán từ khóa địa phương và các liên kết tích hợp.
Mô hình kinh doanh trong ngành giáo dục
Mô hình kinh doanh trong ngành giáo dục xác định đối tượng tiềm năng là giáo viên và học sinh. Từ đó đưa ra những công cụ, ứng dụng đáp ứng nhu cầu của người dùng để thu được lợi nhuận.
Công cụ tính toán Wolfram Alpha là một ví dụ trong mô hình kinh doanh này. Wolfram Alpha cung cấp các câu hỏi tính toán phức tạp. Công cụ này cung cấp không giới hạn tính năng, không giới hạn số lượng người dùng. Tuy nhiên các tính năng nâng cao thì người dùng phải trả phí.
Mô hình kinh doanh Blockchain
Mô hình này tận dụng công nghệ Blockchain. Các hệ thống phân cấp hoạt động trên phạm vi toàn thế giới. Và nếu được tách riêng, các mô hình kinh doanh này có thể xây dựng thành một doanh nghiệp Blockchain.
Bitcoin chính là loại tiền tệ ra đời dựa vào công nghệ Blockchain. Blockchain xử lý các giao dịch dựa vào mật mã. Mọi sự tương tác và trao đổi giữa mọi người được phân cấp và ẩn danh.
Blockchain phát triển mạnh hơn khi đồng Bitcoin trở thành hiện hiện tượng trên toàn thế giới. Rất nhiều các giao thức Blockchain đã được tạo ra.
Sự kết hợp giữa giao thức Blockchain và các mô hình kinh doanh hiện tại cho ra đời nhiều mô hình kinh doanh mới khác. Mạng xã hội Steemit là ví dụ điển hình cho sự đổi mới mô hình kinh doanh dựa trên mô hình Blockchain.
Mô hình kinh doanh nhượng quyền
Trong mô hình kinh doanh này, bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bên được nhượng quyền giấy phép kinh doanh, thương hiệu tài liệu đào tạo, …
Bên được nhượng quyền được phép bán sản phẩm dịch vụ của bên nhượng quyền. Ngược lại bên nhượng quyền được trả tiền bản quyền. Ngoài ra bên nhượng quyền cũng có thể nhận được phần trăm doanh thu theo thỏa thuận.
Một ví dụ điển hình cho mô hình kinh doanh nhượng quyền là McDonald. Doanh nghiệp này hiện nay đã có 92% nhà hàng được nhượng quyền. Con số này có thể tiếp tục được tăng lên. Như vậy, McDonald đã cực kỳ thành công với mô hình kinh doanh nhượng quyền.
Dù thế nào đi nữa, theo kinh nghiệm của tôi – nếu đang trong giai đoạn khởi nghiệp bạn hãy chọn một mô hình vừa sức, đủ độc đáo để cạnh tranh nhưng cũng đủ gọn nhẹ để bạn có thể kiểm soát được.