Độ co giãn của cầu trong chiến lược kinh doanh - Vietnammind™
Độ co giãn của cầu trong chiến lược kinh doanh

Độ co giãn của cầu trong chiến lược kinh doanh

Độ co giãn của cầu (Elasticity of Demand) cho biết nhu cầu thị trường thay đổi như thế nào khi giá cả hàng hoá đó, thu nhập của khách hàng tiềm năng hoặc giá cả của hàng hoá khác thay đổi.

Độ co giãn của cầu theo giá

Mức độ nhạy cảm trong thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi giá cả của chính nó thay đổi gọi là độ co giãn của cầu theo giá cả.

Các nhân tố ảnh hưởng tới hệ số co giãn của cầu theo giá bao gồm: sự sẵn có của hàng hoá thay thế, khoảng thời gian giá thay đổi, tính chất của hàng hoá và tỷ lệ ngân sách dành cho hàng hoá.

Nói đơn giản yếu tố này hàm ý người kinh doanh có nhiều quyền định giá đối với sản phẩm của mình hay không. Cần xem xét khía cạnh này khi bạn muốn tăng giá hoặc giảm giá nhằm mục đích đạt được mức lợi nhuận tốt nhất.

Nhìn chung một hàng hoá càng có nhiều hàng hoá thay thế thì cầu về hàng hoá đó càng co giãn nhiều theo giá và ngược lại.

Trong dài hạn cầu co giãn nhiều hơn trong ngắn hạn.

Hàng hóa xa xỉ có hệ số co giãn cao, các hàng hóa thiết yếu ít co giãn hơn.

Tỷ lệ ngân sách dành cho hàng hóa càng lớn thì cầu về hàng hoá càng co giãn và ngược lại.

Xem thêm:  10 phương pháp định giá sản phẩm trong khởi nghiệp kinh doanh

Độ co giãn của cầu theo thu nhập

Mức độ nhạy cảm của thay đổi về lượng cầu của một mặt hàng khi thu nhập của người mua thay đổi gọi là độ co giãn của nhu cầu theo thu nhập.

Nếu mặt hàng mà người mua có nhu cầu là hàng hóa thông thường hoặc hàng hóa xa xỉ hay hàng hóa cao cấp, thì khi thu nhập của anh ta tăng, lượng cầu mặt hàng này cũng tăng.

Nếu là hàng hóa thứ cấp, thì khi thu nhập của người mua tăng, lượng cầu mặt hàng lại giảm vì anh ta khá giả hơn nên sở thích thay đổi.

Xem thêm:  8 chiến lược giá bán và giá trị giúp bạn chiếm lĩnh thị trường

Cầu co giãn theo giá cả của hàng hóa khác

Mức độ nhạy cảm trong thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi giá cả các mặt hàng khác thay đổi, gọi là độ co giãn chéo của nhu cầu theo giá cả của hàng hoá khác.

Lượng cầu một mặt hàng không chỉ chịu tác động từ giá cả của chính nó, mà còn từ giá cả của các mặt hàng khác (giả định các yếu tố khác không thay đổi).

Lượng cầu một mặt hàng sẽ giảm, khi giá cả của những hàng hoá thay thế cho nó hạ xuống. (Ví dụ: lượng cầu về rượu có thể giảm, nếu giá bia hạ xuống).

Lượng cầu một mặt hàng sẽ giảm, khi giá cả của những hàng hoá bổ sung cho nó tăng lên. (Ví dụ: lượng cầu về máy in có thể giảm, nếu giá mực in, giấy in, v.v… tăng lên).

Trong kinh doanh, bạn phải xác định được sản phẩm của mình có độ co giãn của cầu theo giá như thế nào. Để có nhiều quyền định giá, sản phẩm bạn kinh doanh nên càng có ít sự thay thế càng tốt – nghĩa là càng độc đáo càng tốt.

Chia sẻ ngay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *